top-banner-2

Giải trí Thứ hai, 17/06/2024, 15:24 GMT+7
80 tuổi vẫn đóng vai chính: Khi người già là tâm điểm trong phim

Gia tài của ngoại hay Lật mặt 7 đều thành công một phần nhờ diễn viên chính trong khoảng 70 - 80 tuổi và hợp vai, đi ngược lại suy nghĩ lâu nay là vai chính trong điện ảnh cần trẻ đẹp chứ già yếu thì không ai xem.

80-tuoi-van-dong-vai-chinh-khi-nguoi-gia-la-tam-diem-trong-phim

Diễn viên Usha Seamkhum (Thái Lan) đóng Gia tài của ngoại và diễn viên Thanh Hiền đóng Lật mặt 7 - Ảnh: NVCC

Diễn viên Usha Seamkhum (Thái Lan) đóng Gia tài của ngoại và diễn viên Thanh Hiền đóng Lật mặt 7 - Ảnh: NVCC

Trong Gia tài của ngoại, diễn viên 78 tuổi người Thái Lan Usha Seamkhum đóng chính. Bà vốn không hề liên quan điện ảnh, chỉ làm công việc nội trợ. Đây là bộ phim đầu tiên bà tham gia và được chọn vì hợp vai.

Ở tuổi 78, bà Usha Seamkhum gặp thử thách lớn khi nhân vật xuất hiện trong phần lớn thời lượng phim, phải học thuộc rất nhiều lời thoại. Bà phải viết tay lời thoại để học thuộc, nhưng diễn xuất chạm đến trái tim khán giả.

Trong Lật mặt 7: Một điều ước, đạo diễn Lý Hải chọn diễn viên chính là bà Thanh Hiền - nghệ sĩ 72 tuổi có kinh nghiệm 20 năm đóng phim nhưng toàn vai phụ. 

Từng đóng hàng trăm vai người mẹ, đến vai bà Hai của Lật mặt 7, tên tuổi bà mới thực sự quen thuộc với khán giả. Dù diễn xuất của nghệ sĩ Thanh Hiền không thực sự tạo dấu ấn lớn, vẻ ngoài đẹp lão, hiền hậu, đôi khi khắc khổ của bà lại rất hợp vai và khiến khán giả thương nhân vật.

Người già không bị lãng quên

Dòng phim về các câu chuyện gia đình nhận được sự quan tâm lớn ở điện ảnh Việt cũng như các nước Đông Nam Á. 

Dù chủ đề là gì, những phim này đều có nhân vật lớn tuổi cùng những nét diễn riêng biệt ít có ở người trẻ hơn.

Diễn viên Thái Lan Usha Seamkhum cạo trọc đầu khi đóng bệnh nhân ung thư - Ảnh: GDH

Diễn viên Thái Lan Usha Seamkhum cạo trọc đầu khi đóng bệnh nhân ung thư - Ảnh: GDH

Trong Gia tài của ngoại, diễn viên "tay ngang" sẵn sàng đóng nhiều cảnh mang tính lăn xả vì nghệ thuật, chuyên nghiệp so với một người chưa từng diễn xuất.

Từ tạo hình ban đầu với mái tóc ngắn bạc trắng và chiếc kính trông rất đẹp lão, bà Usha Seamkhum cạo trọc đầu, giảm cân và hóa trang cho làn da xấu đi để vào vai người bệnh ung thư sắp chết ở phần sau của phim.

Bà cũng có cảnh cởi áo để cháu trai lau người - nhằm mô tả cuộc sống của người trẻ chăm người già yếu một cách chân thực.

Hình ảnh người già trong phim ảnh cần sự chân thực, kể cả khi bệnh tật, để gợi được sự đồng cảm lớn lao.

Nghệ sĩ Thanh Hiền từng nói với Tuổi Trẻ, trong phim Lật mặt 7 bà hoàn toàn không trang điểm mà để da mặt nhăn nheo tự nhiên của người già nhằm khắc họa nhân vật bà Hai cả đời vất vả nuôi năm người con, đến già vẫn trồng hoa bất tử để bán kiếm sống thay vì phụ thuộc vào các con.

Trong Con Nhót mót chồng, Thái Hòa (năm nay 50 tuổi) vào vai người đàn ông luống tuổi nghiện rượu, hóa trang tóc muối tiêu, ngoại hình nhàu nhĩ, thương con nhưng lại đối xử tàn nhẫn với con.

Vai diễn mang lại giải Nam diễn viên chính xuất sắc cho Thái Hòa tại Cánh diều vàng 2023. Anh đóng người già vẫn phải kèm hóa trang, nhưng lợi thế là ngoại hình của anh rất phù hợp với lớp hóa trang và tạo hình nhân vật.

Thái Hòa hóa trang già hơn tuổi thật (gần 50 tuổi) để đóng cha của Thu Trang trong Con Nhót mót chồng - Ảnh: ĐPCC

Thái Hòa hóa trang già hơn tuổi thật (gần 50 tuổi) để đóng cha của Thu Trang trong Con Nhót mót chồng - Ảnh: ĐPCC

Thế nhưng vẫn phải công nhận số lượng vai diễn hay cho người già trong phim rạp Việt là rất ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi năm.

Có phim như Hạnh phúc máu, NSND Kim Xuân (năm nay 68 tuổi) đóng chính nhưng câu chuyện xa lạ, ít yếu tố đời thường, diễn xuất của cả dàn diễn viên đều quá gồng nên không gây được ấn tượng.

Người trẻ đóng người già, nên cẩn thận

Cách đây vài năm, phim thương mại ở rạp Việt thiếu vắng các vai diễn quan trọng cho người già hay người ở tuổi trung niên.

Một diễn viên kiêm nhà sản xuất từng nói với Tuổi Trẻ chị muốn tự lên ý tưởng và đặt viết kịch bản phim cho người lớn tuổi, thay vì chờ đợi các đạo diễn, biên kịch khác vì có vẻ như họ chỉ muốn xây dựng những câu chuyện xung quanh nhân vật trẻ, xinh đẹp.

Nhưng vài năm trở lại đây, thực tế cho thấy nhân vật chính trẻ, xinh đẹp không phải là yếu tố đảm bảo doanh thu.

Trấn Thành trong Bố già và Đất rừng phương Nam - Ảnh: ĐPCC

Trấn Thành trong Bố già và Đất rừng phương Nam - Ảnh: ĐPCC

Trong top 10 phòng vé Việt (Mai, Nhà bà Nữ, Lật mặt 7, Bố già... cho đến Em chưa 18, Mắt biếc), số lượng phim có nhân vật chính là người trẻ và người già - trung niên khá cân bằng.

Xuất phát từ nhu cầu của khán giả, phim Việt cần khai thác thêm các câu chuyện, vấn đề sát sao đời sống có sự góp mặt của người trung niên, người già.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng là diễn viên hợp vai. Phim Việt cũng cần lựa chọn đúng diễn viên lớn tuổi thay vì để diễn viên độ tuổi 30 - 40 đóng vai người già.

Kỹ thuật hóa trang ngày càng phát triển, nhưng biến hóa người trẻ thành người già vẫn là một thách thức. Có diễn viên đã rất cố gắng hóa thân nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều.

Chẳng hạn, Trấn Thành (38 tuổi) vào vai người già hoặc trung niên trong các phim Bố già (cả web - drama và điện ảnh), phim điện ảnh Mai và Đất rừng phương Nam, web - drama Hẻm cụt...

Dù diễn xuất của anh không tệ, tạo hình luôn là yếu tố gây tranh cãi. Việc săm soi xem chòm râu hay nếp nhăn của nhân vật trông có giả không khiến khán giả phân tâm khá nhiều khi xem phim.

Jane Fonda và Robert Redford trong phim Our Souls at Night - Ảnh: Netflix

Jane Fonda và Robert Redford trong phim Our Souls at Night - Ảnh: Netflix

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql

hoa-moc-thien

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau

metro-sai-gon