top-banner-2

Doanh nghiệp Thứ năm, 23/11/2023, 14:37 GMT+7
Những dự án của Vạn Thịnh Phát và loạt bất động sản mãi 'đứng hình' ở TP.HCM

Thật lạ kỳ khi giữa trung tâm TP.HCM tồn tại những dự án bất động sản chọc trời như những ‘bộ xương khô’ phơi nắng phơi sương năm này qua tháng nọ. Đặc biệt, có những dự án liên quan đến Vạn Thịnh Phát, số phận lại thêm gập ghềnh.

Nổi bật trong loạt bất động sản "trơ gan cùng tuế nguyệt" suốt nhiều năm qua ở trung tâm TP.HCM phải kể đến dự án IFC One Saigon sát bờ sông Sài Gòn. Đây là tòa cao ốc nằm ở vị trí kim cương và được lãnh đạo TP điểm danh là tòa nhà "làm xấu xí bộ mặt TP.HCM".

Nhiều dự án liên quan Vạn Thịnh Phát ở trung tâm TP

Sau khi được Viva Land mua lại, dự án này được chủ đầu tư thay lớp kính bên ngoài khiến người dân kỳ vọng dự án sẽ hồi sinh sau hơn một thập kỷ "đứng hình". Thậm chí, có giai đoạn dự án này đã "làm mưa làm gió" khi có nhiều thông tin cho rằng dự án này sẽ được mở bán với giá lên đến 1 tỉ đồng/m², dù cơ quan chức năng của TP.HCM khẳng định phải có kết luận của Thanh tra Chính phủ mới tiếp tục phát triển dự án.

Tháng 8-2022, IFC One Saigon đã được chủ đầu tư thay lớp kính và Thanh tra Sở Xây dựng cho biết chủ đầu tư chỉ lắp kính mới để chỉnh trang đô thị, các hạng mục khác không được làm. Sau đó, dự án lại

Tháng 8-2022, IFC One Saigon đã được chủ đầu tư thay lớp kính và Thanh tra Sở Xây dựng cho biết chủ đầu tư chỉ lắp kính mới để chỉnh trang đô thị, các hạng mục khác không được làm. Sau đó, dự án lại "đứng hình" cho đến nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thế nhưng, số phận của dự án IFC One Saigon lại long đong khi Công ty Viva Land - đơn vị phát triển dự án - đã hoàn toàn biến mất, website của Viva Land cũng không còn tồn tại sau khi bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) vướng vào vòng lao lý. Do Viva Land là thành viên của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát nên số phận của tòa nhà này lại lần nữa thêm gập ghềnh.

IFC One Saigon (tên ban đầu là Saigon One Tower) được khởi công năm 2009 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ thời điểm đó. Khi công trình hoàn thiện khoảng 80%, dự án bị ngưng thi công suốt nhiều năm và kỳ vọng hồi sinh sau khi Viva Land làm chủ đầu tư. Nhưng đến nay Viva Land biến mất, chủ tịch Vạn Thịnh Phát vướng vào vòng lao lý khiến dự án lần nữa long đong - Ảnh: QUANG ĐỊNH

IFC One Saigon (tên ban đầu là Saigon One Tower) được khởi công năm 2009 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ thời điểm đó. Khi công trình hoàn thiện khoảng 80%, dự án bị ngưng thi công suốt nhiều năm và kỳ vọng hồi sinh sau khi Viva Land làm chủ đầu tư. Nhưng đến nay Viva Land biến mất, chủ tịch Vạn Thịnh Phát vướng vào vòng lao lý khiến dự án lần nữa long đong - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cũng nằm ở trung tâm quận 1, ngay đối diện chợ Bến Thành, dự án One Central Saigon cũng đang trở thành khối bê tông khổng lồ án ngữ ngay khu giao lộ kim cương của TP.

Ban đầu, dự án này có tên là The Spirit of Saigon với quy mô là một cao ốc phức hợp gồm trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, khách sạn 6 sao nằm trên tổng diện tích đất hơn 8.500m², thời hạn sử dụng 50 năm kể từ tháng 4-2013. Sau thời gian phát triển cầm chừng, vào năm 2021 dự án này đã được Viva Land giới thiệu là đơn vị phát triển dự án, Newtecons là nhà thầu.

Tuy nhiên, khi chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt, toàn bộ các thông tin Viva Land ở tường rào dự án này cũng bị xóa bỏ và công trường cũng không còn thi công sôi động như trước.

Khi nhà ga metro sắp hoàn thành, chợ Bến Thành cũng sắp được cải tạo thì dự án One Central Saigon lại là khối bê tông chưa rõ số phận giữa lòng TP.

Dự án One Central Saigon (góc phải, tên gọi ban đầu The Spirit of Saigon) nằm trên khu đất tứ giác Bến Thành, có vị trí đắc địa với 4 mặt tiền gồm đường Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmette và đối diện chợ Bến Thành - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án One Central Saigon (góc phải, tên gọi ban đầu The Spirit of Saigon) nằm trên khu đất tứ giác Bến Thành, có vị trí đắc địa với 4 mặt tiền gồm đường Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmette và đối diện chợ Bến Thành - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều dự án vẫn là khối bê tông lãng phí

Nằm sát khu trung tâm thương mại giữa trung tâm quận 1, The Senla Boutique Hotel (đường Hai Bà Trưng) được khởi công từ năm 2013 nhưng sau đúng một thập kỷ, dự án vẫn là tòa nhà xây thô xấu xí. Dự án này có quy mô 15 tầng cao, 2 tầng hầm, do Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm chủ đầu tư.

Bà Diệp cũng là doanh nhân vướng vào vòng lao lý, hiện đang thụ án chung thân với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi liên quan đến giao dịch đất công trên đường Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM).

Hiện dự án đã được đổi sang Công ty TNHH Bất động sản thương mại Hồng Phúc Quang làm chủ đầu tư, nhưng nhiều năm qua vẫn giậm chân tại chỗ.

Dự án khách sạn Senla Boutique Hotel góc đường Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM bỏ hoang nhiều năm. Hiện công trình này cửa đóng then cài ngay giữa khu san sát các trung tâm thương mại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án khách sạn Senla Boutique Hotel góc đường Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM bỏ hoang nhiều năm. Hiện công trình này cửa đóng then cài ngay giữa khu san sát các trung tâm thương mại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP.HCM tọa lạc trên đất "vàng" khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án diện tích 18.000m² với vốn đầu tư 800 tỉ đồng khởi công vào năm 2013 tại khu đất giữa tuyến đường ven sông Sài Gòn và đường chính R1 (đại lộ Vòng Cung) trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. 10 năm qua, dự án vẫn chỉ là khối bê tông, không những không cải thiện cảnh quan mà còn khiến bộ mặt TP xấu xí hơn. Dự án này dự kiến khởi động lại đầu năm 2024, và chỉ cần 210 ngày sẽ hoàn thành nếu tháo gỡ xong vướng mắc liên quan đến gói thầu hạng mục nhôm kính - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP.HCM tọa lạc trên đất "vàng" khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án diện tích 18.000m² với vốn đầu tư 800 tỉ đồng khởi công vào năm 2013 tại khu đất giữa tuyến đường ven sông Sài Gòn và đường chính R1 (đại lộ Vòng Cung) trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. 10 năm qua, dự án vẫn chỉ là khối bê tông, không những không cải thiện cảnh quan mà còn khiến bộ mặt TP xấu xí hơn. Dự án này dự kiến khởi động lại đầu năm 2024, và chỉ cần 210 ngày sẽ hoàn thành nếu tháo gỡ xong vướng mắc liên quan đến gói thầu hạng mục nhôm kính - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án địa ốc Grand Sentosa ở vị trí đắc địa trên trục đường chính Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè với hai mặt giáp sông Rạch Đĩa. Dự án được khởi công từ năm 2009 với quy mô 9 tòa nhà, 1.640 căn hộ, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với tên gọi đầu tiên là Kenton Residences. Tuy nhiên, lo liên quan đến nợ nần, thay đổi chủ đầu tư, đến nay dự án này cũng

Dự án địa ốc Grand Sentosa ở vị trí đắc địa trên trục đường chính Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè với hai mặt giáp sông Rạch Đĩa. Dự án được khởi công từ năm 2009 với quy mô 9 tòa nhà, 1.640 căn hộ, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với tên gọi đầu tiên là Kenton Residences. Tuy nhiên, lo liên quan đến nợ nần, thay đổi chủ đầu tư, đến nay dự án này cũng "đứng hình" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một trong những dự án rất lãng phí ở TP.HCM chính là dự án 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) khi đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn bỏ hoang, tòa nhà này từng được tận dụng làm bệnh viện dã chiến thời COVID-19. TP.HCM đã 3 lần đem đấu giá một phần số căn hộ này, nhưng cả 3 lần đều thất bại bởi nhiều lý do, TP có kế hoạch đấu giá lần 4. Hiện mỗi năm, TP vẫn chi hàng chục tỉ đồng để bảo trì các căn hộ tại dự án - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một trong những dự án rất lãng phí ở TP.HCM chính là dự án 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) khi đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn bỏ hoang, tòa nhà này từng được tận dụng làm bệnh viện dã chiến thời COVID-19. TP.HCM đã 3 lần đem đấu giá một phần số căn hộ này, nhưng cả 3 lần đều thất bại bởi nhiều lý do, TP có kế hoạch đấu giá lần 4. Hiện mỗi năm, TP vẫn chi hàng chục tỉ đồng để bảo trì các căn hộ tại dự án - Ảnh: QUANG ĐỊNH

(Nguồn: Tuoitre.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql

hoa-moc-thien

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau

ong-xinh