Bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng |
Tại nhiều ngân hàng, dư nợ cho vay trong quý 1 năm nay vẫn dồn vào bất động sản, trong khi cho vay lĩnh vực sản xuất tiêu dùng quay đầu giảm. Bất động sản đã "cứu" tăng trưởng tín dụng nhiều nhà băng. Thống kê của Tuổi Trẻ Online dựa trên báo cáo tài chính (BCTC) quý 1-2024 từ 11 ngân hàng có thuyết minh vay theo ngành, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đạt khoảng 630.000 tỉ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Bất động sản "cứu" tín dụng nhiều ngân hàng BCTC hợp nhất quý 1-2024 cho thấy dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của Techcombank (TCB) cuối tháng 3-2024 đạt 194.073 tỉ đồng, tăng 17.270 tỉ đồng (tương ứng 9,7%) so với cuối 2023. Tăng giải ngân, tỉ trọng cho vay bất động sản trên tổng dư nợ Techcombank cũng tăng tương ứng từ 35,21% lên 35,98%. Cần nhấn mạnh, dư nợ này chỉ phản ánh khoản vay khách hàng tổ chức, chưa gộp vay cá nhân mua bất động sản vốn cũng chiếm rất lớn tại TCB. Tính chung tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank cuối quý 1-2023 đạt 559.276 tỉ đồng, tăng trưởng 7,8% so với đầu năm (tương ứng hơn 40.600 tỉ đồng). Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng tín dụng đến từ cho vay bất động sản. Đơn vị: Tỉ đồngDư nợ cho vay bất động sản cuối mỗi quý tại một số ngân hàngCuối quý 1-2024Cuối quý 4-2023TechcombankVPBankMBBankSHBHDBankTPBankMSBPGBankBVBankVIBKienLong Bank050k100k150k200k250k
MBBank cũng thuộc nhóm ngân hàng tăng cho vay vào địa ốc khi cuối quý 1-2024, cho vay kinh doanh bất động sản đạt 45.267 tỉ đồng, tăng 4,6% (hơn 2.000 tỉ đồng) so với cuối năm ngoái. Trong khi tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 615.316 tỉ đồng, tức chỉ tăng 0,7% (hơn 4.200 tỉ đồng). Như vậy, tăng trưởng tín dụng của MBBank đóng góp gần một nửa nhờ bất động sản. Trong khi đó, bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác từng là chủ lực, lại tăng trưởng âm 0,5% trong quý 1, sụt về mức 164.646 tỉ đồng. Còn tại VPBank (VPB), tín dụng hợp nhất chỉ tăng 2,1% so với đầu năm, đạt gần 613.000 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 582.691 tỉ đồng, tăng hơn 16.400 tỉ đồng. Nếu gộp cả cho vay kinh doanh bất động sản lẫn cho vay cá nhân để mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất để xây nhà ở thì VPBank có dư nợ hơn 207.500 tỉ đồng ở cuối quý 1-2024, tăng hơn 6.820 tỉ đồng. Tốc độ "bơm" tiền vào bất động sản của VPBank giảm hơn so với mức tăng ấn tượng quý cuối năm ngoái. Dù vậy, mảng này vẫn đóng góp hơn 40% trên mức tăng tổng dư nợ cho vay khách hàng quý đầu năm nay của ngân hàng. Trong khi, mảng tín dụng hộ kinh doanh, hộ gia đình vốn là chủ lực VPBank lại tăng trưởng âm 3% trong quý 1-2024, sụt về mức 179.515 tỉ đồng. Lãnh đạo một ngân hàng cho biết dù thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, song cho vay lĩnh vực này vẫn rất nhiều tiềm năng. Dẫn số liệu từ NHNN, Bộ Xây dựng cho biết tính đến hết tháng 2-2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,11 triệu tỉ đồng, tăng gần 2% so với cuối 2023. Nhiều ngân hàng "hụt hơi" Còn nhớ quý 4 năm ngoái, tín dụng toàn ngành "bỗng dưng" đột biến khi tăng trưởng thêm tới 6,75%, xấp xỉ gần một nửa mức tăng của cả năm. Cùng đó, một số ngân hàng giải ngân cho vay bất động sản tăng vọt. Như HDBank, riêng quý 4-2023 tăng thêm 22.800 tỉ đồng và dư nợ cho vay bất động sản cuối năm gấp gần 2,8 lần so với đầu năm. Tương tự tại SHB, dư nợ kinh doanh bất động sản cũng tăng 2,3 lần. Nhưng sang đến quý 1-2024, tốc độ cho vay địa ốc hai nhà băng này đều chững lại. Tại SHB, cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 2,5%, về mức 71.508 tỉ đồng. Dù tỉ trọng giảm bớt, nhưng bất động sản vẫn là lĩnh vực có dư nợ cho vay lớn thứ hai của SHB, chỉ sau cho vay kinh doanh ô tô và xe động cơ khác. Bởi vậy, khi cho vay bất động sản giảm, tăng trưởng tín dụng của SHB trong quý 1 cũng khó khởi sắc. BCTC hợp nhất cho thấy tổng dư nợ cho vay khách hàng của SHB đã giảm gần 2%, về còn 437.666 tỉ đồng cuối tháng 3-2024. Còn cho vay kinh doanh bất động sản tại HDBank đạt 59.112 tỉ đồng, chỉ tăng 1,5% so với cuối 2023. Tính chung tổng tăng trưởng cho vay các lĩnh vực trong quý 1-2024 của HDBank hơn 5,8%, dư nợ lên mức 363.449 tỉ đồng. Một nhà băng khác ghi nhận tăng tốc giải ngân vào địa ốc là TPBank. Cụ thể, cho vay lĩnh vực này tại TPBank cuối quý 1-2024 đạt hơn 16.216 tỉ đồng, chiếm 8,07% tổng dư nợ và tăng gần 1.600 tỉ đồng so với đầu năm. Dù vậy, tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng TPBank vẫn khá ì ạch trong quý đầu năm khi nhiều lĩnh vực giảm. Trong đó, cho vay hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất (51,6%), lại quay đầu giảm tới 5,4%, chỉ còn 102.533 tỉ đồng. Tăng trưởng cho vay địa ốc cũng không thể bù đắp, tổng dư nợ cho vay khách hàng tại TPBank cuối quý 1-2024 giảm hơn 2% so với đầu năm. Đáng chú ý tại MSB, lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng ghi nhận dư nợ 20.956 tỉ đồng thời điểm 31-12-2023, tăng gần 7.800 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng tăng 59%. Tỉ trọng cho vay ngành này trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay cũng tăng tương ứng từ 8,83% lên 13,42%. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng của MSB đạt 156.161 tỉ đồng, tăng chỉ hơn 7.000 tỉ đồng sau một quý đầu năm. "Công" lớn nhất thuộc về lĩnh vực bất động sản. (Nguồn: Vtc.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|