top-banner-2

Du lịch - Điểm đến Thứ sáu, 16/06/2023, 13:45 GMT+7
Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha

Tháng 6 là thời điểm những vườn trái cây đủ loại ở huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) cho những quả đầu mùa với hương thơm, màu sắc rực rỡ, du khách sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ được thiên nhiên ban tặng riêng cho nơi đây.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 1.

Xã Lâm Sơn cách trung tâm huyện Ninh Sơn 12km về phía tây, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm chừng 40km về phía nam và cách TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 60km về phía đông.

Đây là khu vực có tiểu vùng khí hậu của vùng cực Nam Trung Bộ. Tuy nằm trong khu vực khô hạn, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, có khí hậu mát mẻ, đất đai tương đối màu mỡ, trái cây có hương vị rất đặc biệt...

Đó là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển vùng cây ăn quả đặc sản gắn với du lịch sinh thái nhà vườn, kết hợp với thắng cảnh tự nhiên sẵn có như đèo Sông Pha, thác Sakai, thủy điện Đa Nhim.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 2.

Khi đến Lâm Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những loại trái cây tươi ngon được trồng đan xen nhau trong vườn. Mận, xoài, chôm chôm cho tới mít, bưởi, sầu riêng, măng cụt… đều tươi tốt và trĩu quả.

Các loại cây ăn quả được trồng tự nhiên và sạch nên du khách muốn thưởng thức sẽ được chủ vườn phục vụ ngay tại chỗ.

Chị Chân (du khách ở TP.HCM) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên mình đến với vườn cây ăn trái Lâm Sơn. Ở đây không khí mát mẻ, thức ăn ngon, giá cả phù hợp. Hơn nữa các chủ vườn rất nhiệt tình và mến khách, đó là ấn tượng nhất đối với tôi".

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 3.

Chủ vườn trái cây Bé Tèo, ông Nguyễn Văn Sanh ở thôn Lâm Hòa (xã Lâm Sơn) chia sẻ: "Giá vé vào vườn được UBND xã Lâm Sơn niêm yết là 30.000 đồng/vé/người lớn. Trẻ em được miễn phí. Khi mua vé, du khách sẽ được thoải mái hái chôm chôm ăn ngay tại vườn.

Còn những loại trái cây khác như bơ, sầu riêng, măng cụt…, khi du khách có nhu cầu chúng tôi mới hái và bán với giá phải chăng".

"Du khách sẽ được thưởng thức các các món đặc sản như gà nướng sầu riêng, gà nấu chôm chôm… ngay tại vườn" - ông Sanh nói thêm.

Ông Thái Quang Mận - phó chủ tịch UBND xã Lâm Sơn - cho biết Lâm Sơn là vùng đất cuối địa giới hành chính tỉnh về phía tây, có độ cao hơn 400m so với mặt nước biển, được mệnh danh là "miền Tây thu nhỏ" của Ninh Thuận.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 4.

Ông Mận nói: "Những năm qua, các chủ vườn tham gia mô hình du lịch vườn trái cây đã mạnh dạn đầu tư khang trang, sạch đẹp như cổng vào, bảng tên, xây dựng nội quy vào vườn, WiFi, quầy trưng bày, hệ thống vệ sinh; xây dựng hồ bơi, khu vui chơi,...

Tại các điểm du lịch còn có các sản phẩm đặc thù của địa phương như gà thả vườn, cá, heo đen, gùi, đàn Chapi, rượu cần, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai...".

Cách xã Lâm Sơn chừng 35km, vườn siro có "một không hai" ở thôn Lương Cang 1, xã Nhơn Sơn, (huyện Ninh Sơn) cũng đang cho trái sai trĩu, cành đỏ rực.

Đến vườn siro, du khách không chỉ tham quan mà được thưởng thức, uống nước siro miễn phí, chụp hình và check-in sống ảo hoặc mua về làm quà cho người thân, gia đình, bạn bè.

Ông Nguyễn Thanh Tú - phó chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn - cho biết cây thường ra hoa kết trái bắt đầu từ tháng 2 và chín theo từng đợt kéo dài đến khoảng tháng 9 sẽ kết thúc. Thu hoạch kéo dài cho đến tháng 10.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 5.

Ông Kiều Tấn Thịnh - chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn - cho biết với ưu thế khí hậu ôn đới quanh năm, xã Lâm Sơn có đất đai thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn nước tự chảy kéo về đến từng vùng sản xuất.

Những năm qua, diện tích cây ăn quả của xã Lâm Sơn không ngừng mở rộng và đa dạng về chủng loại.

Năm 2023, toàn xã có 580ha cây ăn quả (tăng 400ha so với năm 2015 và tăng 180ha so với năm 2020) và đang quy hoạch mở rộng 685ha đến năm 2025; sản lượng trái cây Lâm Sơn đạt 7.350 tấn năm 2022 (tăng 2.081 tấn so với năm 2015).

Trong đó, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước hiện có 103ha, chiếm 17,76% diện tích trồng cây ăn quả của xã Lâm Sơn.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 6.

Ông Thịnh nói: "Hiện xã Lâm Sơn có 10 vườn trái cây liên kết làm dịch vụ du lịch sinh thái. Mỗi dịp cuối tuần các vườn trái cây có thể đón 800 - 900 du khách đến tham quan, thưởng thức trái cây. Đặc biệt vào mùa trái cây như hiện nay thì có thể đón hơn 1.000 khách/ngày".

"Thông qua mô hình trên đã thu hút 15.000 - 20.000 lượt khách/năm, trái cây tại các vườn và các dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp du khách đã nâng cao thu nhập cho các thành viên tham gia mô hình" - ông Thịnh nói thêm.

Theo ông Thịnh thời gian tới, huyện Ninh Sơn tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, tham quan trải nghiệm, nông thôn gắn với du lịch vườn cây ăn trái.

Đẩy mạnh các hoạt động mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút đầu tư phát triển du lịch; các công trình phát triển kinh tế - xã hội với phát triển du lịch theo quy hoạch…

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Khắc Trí - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận - đánh giá xã Lâm Sơn tuy nằm trong khu vực khô hạn nhưng được thiên nhiên ưu đãi, có khí hậu mát mẻ, đất đai tương đối màu mỡ, trái cây có hương vị rất đặc biệt, chất lượng đảm bảo....

Đến nay, trên địa bàn xã Lâm Sơn đã thành lập hai tổ liên kết mô hình du lịch vườn trái cây (tổ liên kết phía bắc và nam thác Sakai), có trên 24 hộ tham gia kinh doanh mô hình du lịch vườn trái cây.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 8.

Ông Trí nói: "Mô hình du lịch vườn trái cây Lâm Sơn vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất đưa vào danh mục mô hình điểm của Chương trình phát triển du lịch nông thôn, trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 quốc gia.

Vùng cây ăn quả đặc sản Lâm Sơn chính thức công bố quy hoạch vào năm 2014 và đã được chú trọng đầu tư, phát triển vùng cây ăn quả đặc sản, đặc biệt là các nhóm cây chủ lực như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh, dừa xiêm, mít…".

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền cho biết tỉnh đang chỉ đạo huyện Ninh Sơn lập dự án đầu tư mô hình điểm từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trung ương giai đoạn 2021-2025.

Ông Huyền nhấn mạnh: "Sau khi đầu tư hoàn thành, mô hình du lịch vườn trái cây Lâm Sơn sẽ là mô hình điểm của tỉnh và thông qua mô hình này để làm tiền đề phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của tỉnh".

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 9.

Đến năm 2025, Ninh Thuận quy hoạch lại khu du lịch vườn cây ăn trái Lâm Sơn để mở rộng 685ha theo mục tiêu của đề án sản xuất tập trung.

Bên cạnh đó, tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi đường điện đến từng vùng sản xuất giúp thuận tiện cho người dân sản xuất, mang lại giá trị cao và dễ kết hợp du lịch sinh thái...

"Mô hình du lịch vườn trái cây Lâm Sơn cùng với các mô hình du lịch vườn nho trong tỉnh từng bước hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận" - ông Huyền nói thêm

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 10.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 11.

Để có những vườn trái cây xanh mướt và đạt năng suất cao như hiện nay cũng là nhờ vào sự quan tâm của trung ương và tỉnh đầu tư hệ thống thủy lợi, trong đó điểm nhấn là hệ thống thủy lợi Tân Mỹ được hoàn thành và đưa vào vận hành, góp phần quan trọng trong việc đưa nước về tưới mát những vùng đất ở huyện Ninh Sơn.

Ông Dương Đăng Minh - trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn - cho biết từ tháng 3-2021, hồ Sông Cái thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ đưa vào vận hành tích nước đã tưới trực tiếp cho khoảng 1.530ha diện tích đất sản xuất, cây ăn trái trên địa bàn hai xã Mỹ Sơn, Nhơn S,ơn.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 13.

"Nguồn nước dồi dào đã tạo thuận lợi cho bà con sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội" - ông Minh cho biết thêm.

Ông Nguyễn Công Xưng - chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận - cho biết hồ Sông Cái thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ đưa vào vận hành tích nước đã giúp Ninh Thuận chủ động lượng nước tưới cho toàn bộ 12.000ha đất sản xuất nông nghiệp tại khu tưới của hệ thống thủy lợi Nha Trinh.

Bên cạnh đó còn chủ động nguồn nước sinh hoạt, chăn nuôi và tưới trực tiếp cho khoảng 1.530ha diện tích đất sản xuất trên địa bàn hai xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn) và xã Phước Trung (huyện Bác Ái) thuộc khu tưới hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; cấp nước tưới bổ sung cho 640ha khu tưới hồ Cho Mo (huyện Ninh Sơn), 155ha khu tưới hồ Thành Sơn (huyện Bác Ái).

Ông Xưng nói: "Trong thời gian tới khi các dự án đầu tư các tuyến kênh ống cấp 1, cấp 2, cấp 3 thuộc hệ thống kênh Tân Mỹ và hệ thống kênh Sông Cái hoàn thành đưa vào vận hành khai thác sẽ nâng diện tích phục vụ tưới đạt 7.480ha đất canh tác, trong đó có huyện Ninh Sơn.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 14.

Mê mẩn những vườn trái cây trĩu quả dưới chân đèo Sông Pha - Ảnh 15.

(Nguồn tuoitre.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

hoa-moc-thien

e-banner-wedding-2

hoa-moc-thien-2

E-banner-Dim-Sum-Weekend-01

viettien

metro-sai-gon