Ngành gỗ có cơ hội bứt phá trong năm 2025 |
Theo tổ chức nghiên cứu tư vấn về thị trường nội thất và ngành công nghiệp CSIL (Center for Industrial Studies), ngành gỗ có cơ hội bứt phá trong năm 2025 nếu kịp thời gia tăng nội lực và có sự chuẩn bị tốt trong công tác xúc tiến thương mại quốc tế. Từ những tấm bảng báo Suốt 4 ngày từ 6-3 đến 9-3, triển lãm đã thu hút được hơn 20.000 khách tham quan. Trong đó, gần 4.000 khách mua hàng quốc tế đến tham dự - Ảnh: Hawa Chưa bao giờ, tấm bảng "No photo, please !" (Vui lòng không chụp ảnh) lại được dán nhiều như thế ở HawaExpo 2024, hội chợ chuyên ngành nội thất và thủ công mỹ nghệ. Quy tụ hơn 2.500 gian hàng, suốt 4 ngày từ 6-3 đến 9-3, triển lãm đã thu hút được hơn 20.000 khách tham quan. Trong đó, gần 4.000 khách mua hàng quốc tế đến tham dự. Thường xuyên xuất hiện ở các hội chợ quốc tế, "No photo, please" là thông điệp từ phía đơn vị sản xuất, rằng đây là sản phẩm mới, do chúng tôi thiết kế riêng, quý khách vui lòng không chụp hình để tránh cho chúng tôi bị sao chép mẫu. Với xuất phát điểm là những đơn vị gia công theo đơn hàng từ thương hiệu quốc tế, phần lớn, doanh nghiệp nội thất Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng sản xuất hơn đầu tư vào thiết kế. Ở các hội chợ nội thất trước, thông báo kia ít được dùng đến. Sự kiện hướng đến mục tiêu kiến tạo không gian kết nối khách hàng quốc tế với DN sản xuất nội thất - Ảnh: Hawa "Ngành nội thất Việt Nam đang có sự thay đổi lớn về chất và lượng. Doanh nghiệp mang đến rất nhiều sản phẩm mới, thiết kế riêng", kiến trúc sư Lưu Việt Thắng, Công ty thiết kế Hexagon Design, phó trưởng khoa Trang trí nội ngoại thất, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhận xét. Theo ông Thắng, bên cạnh sảnh triển lãm chính ở vị trí quen thuộc SECC sự xuất hiện của "Create Hall", nơi trưng bày cho các sáng tạo cho mảng thiết kế sản phẩm nội thất tại White Palace (đường Phạm Văn Đồng, TP.HCM) cũng trong cùng khuôn khổ của một hội chợ nội thất quốc tế chứng tỏ sự kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà thiết kế đã thành hình. HawaExpo là kết quả của công tác hiệp lực của 5 Hiệp hội ngành gỗ Việt Nam, bao gồm Viforest, HAWA, BIFA, DOWA và FDA Bình Định. Sự kiện hướng đến mục tiêu kiến tạo không gian kết nối khách hàng quốc tế với doanh nghiệp sản xuất nội thất. Qua đó, phản ánh năng lực và tiềm năng thực sự của ngành. "Chúng tôi ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam và dành quy hoạch hơn 80% quy mô hội chợ cho nhóm doanh nghiệp này. Các Hiệp hội cũng hướng đến mục tiêu định hướng, đưa ngành chuyển đổi từ sản xuất gia công (OEM) sang phát triển sản phẩm có thiết kế riêng (ODM) để nâng cao giá trị sản phẩm", ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch HAWA, đơn vị vận hành hội chợ, chia sẻ. Ngành gỗ hướng đến giấc mơ thoát vai trò gia công Bà Givevana Castellina, đại diện CSIL nhận xét, Việt Nam đang có tăng trưởng ấn tượng về thứ hạng sản xuất đồ nội thất toàn cầu - Ảnh: Hawa Phát biểu tại Diễn đàn đồ gỗ và nội thất, tổ chức chiều ngày 6-3, bà Givevana Castellina, đại diện CSIL, nhận xét, Việt Nam đang có tăng trưởng ấn tượng về thứ hạng sản xuất đồ nội thất toàn cầu. Năm 2014, Việt Nam xếp thứ 13 nhưng nay đã đạt vị trí thứ 6 toàn cầu, tính theo quy mô giá trị. Hiện châu Á xuất khẩu nội thất nhiều hơn nhập khẩu rất nhiều lần. Trong khu vực, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam lại là quốc gia xuất khẩu nội thất lớn nhất tại Mỹ, thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới. Theo CSIL, dù giảm trong năm 2023 nhưng thị trường nội thất toàn cầu vẫn đạt trị giá 480 tỉ USD. Việt Nam dù vị trí khá cao nhưng tổng giá trị xuất khẩu cũng chỉ hơn 14 tỉ USD và tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ. Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro và hướng đến phát triển bền vững, bà Givevana Castellina cho rằng, Việt Nam cần gia tăng hàm lượng sáng tạo. "Chất lượng và khả năng sản xuất của doanh nghiệp nội thất Việt đã được thị trường thế giới kiểm chứng. Điều các bạn cần là những giá trị vô hình như thiết kế, thương hiệu... Tôi đã phần nào thấy được giá trị này khi tham quan các gian hàng triển lãm ở HawaExpo 2024. Doanh nghiệp bắt đầu đưa ra nhiều mẫu mã mới, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng quốc tế nhưng vẫn giữ được tinh thần và văn hóa bản địa", chuyên gia CSIL nhận xét. Khách quốc tế đến hội chợ rất đông, hài lòng khi nhìn thấy DN Việt Nam vừa nâng chất lượng, vừa đầu tư thiết kế mới - Ảnh: Hawa Đồng quan điểm, ông Nguyễn Liêm, chủ tịch BIFA, cũng cho rằng hàm lượng sáng tạo là một trong những ấn tượng rõ rệt ghi nhận ở HawaExpo 2024. Theo ông Liêm, khách quốc tế đến hội chợ rất đông, hài lòng khi nhìn thấy doanh nghiệp Việt Nam vừa nâng chất lượng, vừa đầu tư thiết kế mới. "Các doanh nghiệp trong ngành đang đi từng bước nhỏ, tự thiết kế, rồi phối hợp với các nhà thiết kế nước ngoài, đón đầu xu hướng thị trường để có giá trị gia tăng tốt hơn", ông nhận xét. Chủ tịch BIFA cho rằng, hàng tồn kho đã giảm, thời gian tới nhu cầu đặt hàng sẽ trở lại. Dù cách thức đặt hàng đã khác, số lượng không dồn nhiều cho một sản phẩm mà chia nhỏ đơn hàng nhưng có khách quốc tế đã có đặt hàng. Khả năng phục hồi của ngành trong năm 2024 là rất lớn. "Do những gián đoạn vì COVID-19, tôi đã không đến mua hàng ở Việt Nam trong 4 năm qua. Tham dự Hawa 2024, tôi thực sự quá bất ngờ trước sự thay đổi tích cực. Các doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều sản phẩm mới, chú trọng công tác trưng bày tại triển lãm. Công tác tổ chức của HawaExpo 2024 cũng ấn tượng trong cách sắp xếp các gian hàng, tổ chức các hoạt động đón tiếp, hỗ trợ người mua hàng quốc tế kết nối với nhà sản xuất... Với tôi, đây là chuyến công tác đáng giá, hiệu quả. (Nguồn: Tuoitre.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|