DN Ngô Thị Hồng Chính - DN phải có trách nhiệm khóc cười cùng xã hội |
Có cơ hội trò chuyện với nữ lãnh đạo của Công ty TNHH Sao Bắc mới thấy sự thân thiện và dễ mến của chị. Luôn đem hết nhiệt huyết, đam mê và trách nhiệm trong từng công việc và tích cực, năng nổ với hoạt động xã hội bởi đối với chị "Sẽ chẳng ý nghĩa gì nếu bạn cứ ngồi đó." Đối với DN Ngô Thị Hồng Chính - Hoa khôi Thân thiện của HKDN 2014, từ thiện và các hoạt động xã hội không nên coi là một trào lưu – mà hãy biến nó thành một nhu cầu sống để mỗi cá nhân thấy bản thân mình có trách nhiệm khóc cười cùng xã hội. Là thí sinh lớn tuổi nhất cuộc thi (55 tuổi), thế nhưng chính sự cởi mở, gần gũi hòa đồng của DN Ngô Thị Hồng Chính đã nhận được tình cảm yêu mến và quý trọng của tất cả những thí sinh đồng hành cùng Hoa khôi Doanh nhân. Và chị đã chinh phục danh hiệu Hoa khôi Thân thiện một cách thuyết phục nhất.
Đạt giải Hoa khôi Thân thiện đã đem lại cho chị nhiều cảm xúc ? Chị có cảm nghĩ gì khi cùng đồng hành với 34 thí sinh còn lại trong cuộc thi? Bản lĩnh, đa tài – là những từ chị rất tâm đắc khi kể về tất cả các chị em doanh nhân đã tham gia cuộc thi này. Gặp gỡ và trở thành những người bạn với các em (xin phép cho thí sinh lớn tuổi nhất xưng là “chị” với tất cả các em doanh nhân) trong cuộc thi là “thắng lợi” lớn nhất khiến chị hài lòng nhất. Niềm vui với giải thưởng Hoa khôi Doanh nhân này tôi xin giành tặng cho tất cả các chị em tham gia cuộc thi. Chị rất vui mừng vì đem tới nụ cười, sự gần gũi, thân thiện trong một môi trường giao lưu và kết nối giữa các nữ doanh nhân. Trong tất cả các em, em nào cũng có điểm mạnh và rất dễ thương, chị đặc biệt ấn tượng phần trả lời ứng xử của Bích Trâm, em đã cho thấy vẻ đẹp tư duy sắc sảo của một Hoa Khôi Doanh Nhân, em hoàn toàn xứng đáng! Ts Tâm lý Huỳnh Văn Sơn trao giải Hoa khôi Thân Thiện cho DN Ngô Thị Hồng Chính Quan niệm của chị về hạnh phúc và thành đạt? Ý kiến của chị về quan điểm “Sự giàu có, nổi tiếng là thành công” ? Hạnh phúc và thành công không có mẫu số chung, lại càng không thể đi theo nhận định của xã hội. Đó là định nghĩ của mỗi người, đặc biệt với người phụ nữ, khái niệm hạnh phuc và thành đạt lại càng “muôn hình vạn trạng”. Nhưng sống đến tuổi này, chị nghĩ bản thân mình cũng đã đúc kết ra một định nghĩ chung về hạnh phúc và thành đạt của một nữ doanh nhân- đó là trạng thái bận rộn trong tâm trạng lạc quan tích cực và hài lòng với mỗi quyết định và thành quả của bản thân. Cũng vì định nghĩa này của mình mà chị nghĩ quan điểm giàu có & nổi tiếng là thành công có lẽ không đúng với bản thân mình. Thành công của chị là chính chị hôm nay – vẫn được bận rộn với công việc hàng ngày, vui buồn cùng mỗi quyết định của mình nhưng không bao giờ hối hận. Các nữ doanh nhân cùng đồng hành trong các hoạt động môi trường và xã hội Theo chị, khi người phụ nữ làm doanh nhân có những lợi thế và bất lợi gì so với nam giới? Sao cứ phải phân biệt nam nữ cho danh từ “doanh nhân” nhỉ? Chị không thấy có sự khác biệt theo phân loại giới tính, mà sự khác biệt đến từ chính mỗi cá nhân trong cộng đồng doanh nhân. Có chăng thì nữ doanh nhân Việt Nam có lẽ được ưu ái nhiều hơn nam doanh nhân bởi quan niệm “phái đẹp và để ngắm, không phải để bươn chải bôn ba” của xã hội phát triển hôm nay, khi người phụ nữ ngàng càng được trân quý. Và bất lợi duy nhất mà chị khó phủ nhận là phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh người mẹ đầy đức hi sinh, do vậy nữ doanh nhân có thể phải hi sinh nhiều điều vì con cái và gia đình mình. Riêng bản thân chị không thấy đó là một đáp án hay, tại sao phải hi sinh điều này để được một điều khác, nhất là khi cả hai cùng rất quan trọng với chính mình? Luôn luôn có một giải pháp tốt nhất, chỉ là mình có đủ kiên nhẫn và bản lĩnh để tìm ra hay không. Là một người phụ nữ và cũng là một doanh nhân xinh đẹp và thành đạt, theo chị, những nữ doanh nhân hiện đại, họ có những thế mạnh gì và làm thế nào để có thể tự tin và tỏa sáng không những trên sân khấu mà còn trong cuộc sống? Chị nghĩ sinh ra là một người phụ nữ đã là một thế mạnh. Khoa học đã chứng minh số đông phụ nữ có năng khiếu về ngôn ngữ và giao tiếp hơn nam giới. Do vậy với tình hình kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập ngày nay, chẳng phải các cô các chị sẽ có thế mạnh trong các giao dịch quốc tế và mở rộng kinh doanh với điểm mạnh giao tiếp khéo léo và ứng xử thông minh của mình sao? Với một nữ doanh nhân, theo chị, bí quyết nào để vừa cân bằng áp lực giữa công việc và gia đình, vừa làm tốt kinh doanh lại vừa giữ lửa tổ ấm của mình? Là một người mẹ đơn thân, chị không ngại chia sẻ rằng đã có những lúc mình tự hỏi bản thân có phải là một người mẹ tốt khi không giữ nổi một gia đình trọn vẹn cho con mình? Nhưng có một ngày, con chị đã nói “Mẹ phải thành thật với bản thân, cảm thấy thực sự hạnh phúc và hài lòng với quyết định của mình, thì con mới noi gương theo đó để sống mạnh mẽ và biết mình cần làm gì để có hạnh phúc”. Chị biết mình đã làm được việc một nữ doanh nhân cần làm: cân bằng giữa công việc và gia đình, thậm chí hai “gánh lo” này còn hỗ trợ cho nhau chứ không hề tương khắc. Quá trình khởi nghiệp của chị? Chị gặp phải khó khăn gì trong khi điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp? Chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển? Ngay từ khi khởi nghiệp, chị đã xác định khách hàng mục tiêu của Sao Bắc nằm trong thị trường khe (niche market),vốn là một phân khúc rất nhỏ trong toàn bộ thị trường dệt may. Không phải bất cứ sản phẩm may mặc nào cũng cần đến độ co giãn đàn hồi của sợi Spandex, nhưng nếu bạn đã nghĩ đến việc tạo ra một chiếc áo thun, mũ len hay một đôi vớ thì sợi Spandex là một nguyên vật liệu bắt buộc. Việc khó khăn đầu tiên là làm sao cho thị trường biết đến nguyên vật liệu “nhỏ nhặt” này khi thị trường may mặc ở Việt Nam vào 20 năm trước chưa thật sự phát triển. Vậy mà đến khi thị trường phát triển, thương hiệu vừa ổn định đôi chút thì thời kỳ hội nhập WTO khiến Sao Bắc chao đảo vật lộn cùng sự cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước. Để được vững vàng như hôm nay, khi tên công ty Sao Bắc luôn nằm trong danh sách cân nhắc đầu tiên của các doanh nghiệp dệt may cả nước, chị nghĩ bí kíp duy nhất của Sao Bắc chỉ có 2 tiêu chí: Chân Thành và Kiên Trì đối với tất cả - khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ ,chính là đội ngũ công nhân viên của Sao Bắc. Chị suy nghĩ gì về các hoạt động từ thiện, xã hội hiện nay? Đơn vị của chị tham gia các hoạt động ý nghĩa nào? Chị nghĩ đã có quá nhiều người nói về quy luật “cho đi là nhận lại”, chị không đề cập thêm về vấn đề này. Chia sẻ duy nhất từ bản thân chị về các hoạt động từ thiện - xã hội chỉ đơn giản là: tham gia các chuyến đi, chia sẻ những mảnh đời cần chia sẻ để mình thấm thía hơn ý nghĩa “người với người sống để yêu nhau”. Bản thân chị đã thay mặt công ty Sao Bắc tham gia câu lạc bộ từ thiện Đồng Tâm từ nhiều năm nay. Chị cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng vì xã hội như: xây cầu bê tông thay cho cầu khỉ; ...trao học bổng cho các học sinh - sinh viên nghèo Những giọt nước mắt cảm động của những bà mẹ vui mừng vì được trao tặng nhà tình thương Mỗi chiễc cầu xây lên cho các cháu nhỏ không phải bơi qua sông đi học, hay mỗi căn nhà nhỏ trao tặng các cụ già neo đơn không chỉ là làn gió mát xoa dịu những nỗi nhọc nhằn, mà còn làm yên lòng những người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh cơ cực ấy. Chị nghĩ khi mình đã cảm nhận được điều này, thì hoạt động từ thiện xã hội không chỉ là một trào lưu – nó không bao giờ nên là một trào lưu – mà là một nhu cầu sống để mỗi cá nhân thấy bản thân mình có trách nhiệm khóc cười cùng xã hội. Chi Trần - Trường Sơn Media Theo Ấn phẩm Kết nối doanh nhân Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|