Đưa nghệ thuật múa rối, múa lân, hát bội, cải lương vào trang phục văn hóa dân tộc |
Múa rối, múa lân, hát bội, cải lương... Các loại hình nghệ thuật truyền thống đã tạo nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế trẻ sáng tạo những bộ trang phục văn hóa dân tộc độc đáo. Mẫu thiết kế Sấu xem hát bội của Đoàn Phúc Thiện trong phần thi trang phục văn hóa dân tộc - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM Trong khuôn khổ Miss Grand Vietnam 2023, đêm diễn Trang phục văn hóa dân tộc (National Costume) diễn ra tối 19-8, tại nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM). Trình làng 60 thiết kế trang phục văn hóa dân tộc Nhận được khoảng 1.000 mẫu thiết kế, trải qua các vòng thi, ban tổ chức cuộc thi trang phục văn hóa dân tộc năm nay đã chọn ra 60 mẫu thiết kế để tiến hành thực hiện thành phẩm. Đây là năm thứ hai phần thi trang phục văn hóa dân tộc được tổ chức. Sáu huấn luyện viên định hướng và hỗ trợ các thí sinh thực hiện các bộ trang phục gồm có nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng, Vũ Việt Hà, Văn Thành Công, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Tiến Truyển và Nguyễn Minh Công. Đặc biệt nhà sử học Dương Trung Quốc đảm nhận vai trò trưởng ban cố vấn cho phần thi trang phục văn hóa dân tộc. Ý tưởng các bộ trang phục được các nhà thiết kế trẻ là sinh viên lấy nguồn cảm hứng từ văn hóa dân gian, thơ ca, ẩm thực, phong tục, tín ngưỡng dân gian, các làng nghề truyền thống, các danh lam thắng cảnh… và ký ức tuổi thơ của người Việt. Thiết kế Vũ rối của Trần Thị A Khin - Ảnh: KIẾNG CẬN Các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc được chú trọng Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc như múa rối, múa lân, hát bội, cải lương... là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thiết kế trong sáng tạo trang phục văn hóa dân tộc. Điển hình như mẫu thiết kế Vũ rối, Vũ khúc Thiên Long, Kép thị, Sấu xem hát bội... thể hiện niềm tự hào dân tộc. Các thiết kế được đầu tư công phu, tỉ mỉ, để lại ấn tượng cho người xem. Các làng nghề truyền thống cũng được chú trọng, đưa lên thời trang sinh động, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị như làng nghề làm nhang, muối ớt Tây Ninh, làm muối, thêu tay, làm gốm... Các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ mẫu, bóng rỗi, đám cưới chuột... đến các trò chơi dân gian như cà kheo, thả diều... cũng tạo nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế. Truyện cổ tích Tấm Cám được ba nhà thiết kế trẻ lấy cảm hứng sáng tác nên bộ trang phục Tâm sắc Tấm, Thị ơi mở ra, Tấm. Ban tổ chức cho biết bộ trang phục thắng giải sẽ được chọn cho tân Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 tham dự Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2023 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 10 tới. Thí sinh Lê Hoàng Phương trình diễn thiết kế Tâm sắc Tấm của Nguyễn Duy Hậu - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM
Thiết kế Thị ơi mở ra của Trần Khánh Duy - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM
Mẫu thiết kế Vũ khúc Thiên Long lấy cảm hứng từ múa lân của Nguyễn Lê Vĩnh Tường - Ảnh: KIẾNG CẬN
Mẫu thiết kế Kép thị tôn vinh những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối của Hồ Hữu Thanh Nhã qua phần thể hiện của hoa hậu Tiểu Vy - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM Bên cạnh ý nghĩa, các bộ trang phục còn được nhà thiết kế đầu tư công phu, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Năm nay, phần lớn các nhà thiết kế thực hiện các mẫu thiết kế có kích thước to, gây chú ý cho người xem nhưng cồng kềnh trên sân khấu. Đảm nhận vai trò dẫn chương trình đêm thi thời trang trang phục văn hóa dân tộc là MC Thiên Vũ và hoa hậu Lương Thùy Linh. Dự kiến đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 diễn ra tối 27-8 tại nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. Á hậu Ngọc Hằng trình diễn bộ trang phục Cà kheo của Bùi Thế Bảo - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM
Múa bóng rỗi qua trang phục dân tộc - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM
Các thiết kế có kích thước lớn gây chú ý người xem - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM (Nguồn: Tuoitre.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|