top-banner-2

Sức khỏe Thứ hai, 18/03/2024, 16:24 GMT+7
Nhiều người biết ngồi nhiều sinh bệnh, nhưng lại chưa đủ quyết tâm đứng lên

Nhiều thập kỷ gần đây, những tiến bộ trong công nghệ và guồng quay cuộc sống đã khiến con người dành phần lớn thời gian để ngồi một chỗ - trước màn hình vi tính, màn ảnh, hay mải mê lướt điện thoại.

ngoi-lau-anh-huong-den-suc-khoe

Ngồi quá nhiều dẫn đến bệnh ung thư, loãng xương, giảm chất lượng cuộc sống, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng và thậm chí là chứng mất trí nhớ - Ảnh: Getty

Cơ thể con người vốn được sinh ra để di chuyển, và việc ngồi yên trong thời gian dài rõ ràng có hại cho sức khỏe của chúng ta. Một nghiên cứu mới của Đại học California, San Diego (UCSD) cũng đã xác nhận điều này.

Ngồi nhiều dẫn đến đủ loại bệnh

Có 5.856 phụ nữ từ 63 - 99 tuổi được yêu cầu đeo thiết bị theo dõi hoạt động ở hông trong bảy ngày kể từ khi nghiên cứu bắt đầu. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo dõi họ trong một thập kỷ, ghi nhận 1.733 người đã chết.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tính toán thời gian người tham gia ngồi từ thiết bị theo dõi hoạt động, và liên hệ dữ liệu này với nguy cơ tử vong của họ. 

Dữ liệu cho thấy những người tham gia ngồi hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 57% trong thời gian nghiên cứu, so với những người ngồi ít hơn 9 tiếng rưỡi mỗi ngày.

Tương tự, trang Telegraph dẫn lại nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Queensland cho thấy chỉ cần ba giờ chơi trò chơi điện tử là đủ để tăng gấp đôi nguy cơ mắc các vấn đề về cơ xương như đau cổ và lưng.

Trong khi nghiên cứu tập trung vào các game thủ, trưởng nhóm nghiên cứu Janni Leung lưu ý rằng những sinh viên chơi game vài giờ mỗi ngày có thể dành ít thời gian trên máy tính hơn so với nhân viên văn phòng.

Phát hiện của cô lặp lại nghiên cứu trước đó về mối nguy hiểm của việc không vận động, lần đầu tiên được nêu bật trong một bài báo năm 1953 của các nhà nghiên cứu tại Hội đồng Nghiên cứu y khoa Vương quốc Anh.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát các tài xế xe buýt, những người ngồi gần như suốt ca làm và các đồng nghiệp làm công việc soát vé. Kết quả cho thấy người lái xe có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với người soát vé.

Một phân tích riêng của Đại học Queen's Belfast vào năm 2019 đã cảnh báo tình trạng ngồi nhiều là nguyên nhân gây ra gần 70.000 ca tử vong ở Anh mỗi năm.

Các nghiên cứu khác đã liên kết việc ngồi quá nhiều với bệnh ung thư, loãng xương, giảm chất lượng cuộc sống, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng và thậm chí là chứng mất trí nhớ. 

1. Ngồi lâu gây chèn ép bụng, tiêu hóa chậm gây táo bón;   2. Khi ngồi nhiều, máu không lưu thông khắp cơ thể một cách hiệu quả, khiến axit béo tích tụ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;   3. Thiếu tập thể dục có thể làm giảm động lực, tăng cortisol và gây lo lắng, trầm cảm; 4. Ngồi quá nhiều khiến xương yếu, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

1. Ngồi lâu gây chèn ép bụng, tiêu hóa chậm gây táo bón; 

2. Khi ngồi nhiều, máu không lưu thông khắp cơ thể một cách hiệu quả, khiến axit béo tích tụ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;

3. Thiếu tập thể dục có thể làm giảm động lực, tăng cortisol và gây lo lắng, trầm cảm; 4. Ngồi quá nhiều khiến xương yếu, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

Tìm mọi cách để vận động nhiều hơn

Ngồi bao nhiêu là quá nhiều? Nghiên cứu của UCSD cho biết ngồi 11 giờ mỗi ngày được xem là nhiều. Nghiên cứu khác cho biết chỉ bảy giờ mỗi ngày cũng được xem là quá nhiều. Thậm chí, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh không nên ngồi lâu hơn 30 phút mỗi lần, vì điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu và huyết áp.

Một bài báo của Đại học College London cũng nói rằng bất kỳ loại hoạt động nào, thậm chí là ngủ trưa, đều tốt cho sức khỏe hơn là ngồi một chỗ. 

Các nhà khoa học đã quan sát hơn 15.000 người đeo thiết bị theo dõi chuyển động và phát hiện thay đổi 30 phút từ ngồi thành ngủ giúp giảm 2/3 kích thước vòng eo.

Những cải thiện thậm chí còn lớn hơn nếu mọi người dành nửa giờ đó để đi bộ, chạy hoặc leo cầu thang.

James Betts, giáo sư sinh lý trao đổi chất tại Đại học Bath, cảnh báo rằng việc quá ít vận động cũng có thể dẫn đến cơ bắp yếu và kém linh hoạt hơn. Ngồi lâu cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch ở chân.

Giáo sư Betts khuyên những người ngồi lâu cần có thời gian ngắt quãng bằng các hoạt động giải lao, sau mỗi 20 phút ngồi cần có hai phút đứng hoặc vận động. Đối với những người ở nhà có thể đứng dậy khỏi ghế trong mỗi giờ nghỉ quảng cáo trên tivi hoặc sau khi đọc sáu trang sách.

Ông gợi ý nhân viên làm việc tại văn phòng nên có những lúc rời khỏi bàn làm việc, chẳng hạn như uống một cốc nước hoặc nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp thay vì qua email. Giáo sư Betts cho biết thêm, tổ chức các cuộc họp mà nhân viên phải đi bộ và sử dụng bàn đứng là những lựa chọn khác.

(Nguồn: Tuoitre.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql

hoa-moc-thien

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau

metro-sai-gon