top-banner-2

Sự kiện Thứ năm, 29/06/2017, 10:23 GMT+7
Hà Nội đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm để tránh tắc đường

Trong số phiếu điều tra xã hội học phát đi, 71,76% người dân Thủ đô được lấy ý kiến đã ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.

Trong đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”, UBND TP đã chỉ đạo CATP điều tra phỏng vấn xã hội học, phát 15.337 phiếu tới từng hộ gia đình tại 30 quận huyện về các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

tac-duong-ketnoidoanhnhan

Hà Nội đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm để tránh tắc đường

Tờ trình đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030” sẽ được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 sắp diễn ra từ ngày 3-5/7 tới.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ ủng hộ chính sách tăng cường quản lý, hạn chế hoạt động phương tiện giao thông cá nhân của người dân thành phố Hà Nội là 84%, trong khu vực vành đai 3 là 85,13%.

Số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy là 90,35% nhưng yêu cầu hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

71,76% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông .

Báo cáo thẩm tra của HĐND TP, Ban Pháp chế, Ban Đô thị đã cơ bản thống nhất nội dung các giải pháp, biện pháp của Đề án mà UBND TP đệ trình. Theo đó, đối với các biện pháp thuộc thẩm quyền của thành phố, nếu Nghị quyết được HĐND TP thông qua, HĐND TP yêu cầu UBND TP cần cụ thể hoá bằng các kế hoạch, đề án chuyên đề để tổ chức thực hiện ngay theo lộ trình.

Đối với 7 biện pháp đề xuất thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành TƯ, trong đó có việc tiếp tục rà soát điều chỉnh giờ học, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ nhằm giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông trong giờ cao điểm, hai Ban cho rằng đây là những biện pháp mới, có tính đột phá, chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.

Do đó, để có căn cứ, trước khi tổ chức thực hiện, HĐND TP yêu cầu UBND TP cần báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban, ngành TƯ để điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật liên quan, hoặc quy định đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

Theo Infonet.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql

hoa-moc-thien

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau

metro-sai-gon