top-banner-2

Sức khỏe Thứ ba, 01/10/2024, 11:48 GMT+7
6 thói quen xấu gây ảnh hưởng tới não mỗi ngày

Bộ não là cơ quan quan trọng của con người, nhưng nhiều thói quen hàng ngày của bạn lại vô tình làm ảnh hưởng tới não.

Một số thói quen tưởng chừng như vô hại, nhưng lại khiến đầu óc bạn mệt mỏi, tốc độ phản ứng của cả cơ thể trở nên chậm chạp. Dưới đây là 6 thói quen xấu gây ảnh hưởng tới não được Abolowang tổng kết.

6-thoi-quen-xau-gay-anh-huong-toi-nao-moi-ngay

Bộ não là cơ quan quan trọng của con người. (Nguồn: Sohu)

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn, ảnh hưởng tới khả năng học tập và quản lý cảm xúc. Khi bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, não không được nghỉ ngơi hiệu quả, điều này làm chậm tốc độ hiểu và phản ứng của bạn.

Không tập thể dục đủ

Thiếu vận động ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong não, dẫn đến lượng oxy cung cấp lên não không đủ. Tập thể dục đúng cách giúp tăng cường kết nối thần kinh của não và cải thiện trí nhớ cũng như khả năng học tập. Đồng thời, tập thể dục còn giải phóng dopamine, chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng tinh thần và giảm căng thẳng, lo lắng.

Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử

Khi bạn nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng tương tác với thế giới bên ngoài, điều này hạn chế khả năng suy nghĩ và giao tiếp xã hội của bạn.

Việc quá phụ thuộc vào các thiết bị điện tử cũng có thể hạn chế tư duy sáng tạo. Ngoài ra, ánh sáng xanh còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, càng làm trầm trọng thêm những tác động xấu lên não.

Chế độ ăn uống không cân bằng

Não cần có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo Omega-3, chất chống oxy hóa hoặc vitamin B có thể làm suy yếu hoạt động của tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như sự tập trung.

Ăn quá nhiều đường cũng có thể làm giảm độ dẻo dai của não và giảm khả năng học tập.

Chịu áp lực cao trong thời gian dài

Việc sản xuất quá mức hormone căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ và học tập. Tiếp xúc lâu dài với căng thẳng cao độ có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần và thậm chí gây ra lo lắng và trầm cảm.

Thiếu tương tác xã hội

Tương tác xã hội là chìa khóa để giữ cho bộ não của bạn hoạt động. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, nó sẽ kích thích một số vùng não, bao gồm khả năng hiểu, lý luận và quản lý cảm xúc. Thiếu tiếp xúc xã hội sẽ khiến não dần mất khả năng ứng phó với các tình huống phức tạp bên ngoài, về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

(nguồn: vtcnews.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

hoa-moc-thien

e-banner-wedding-2

hoa-moc-thien-2

E-banner-Dim-Sum-Weekend-01

viettien

metro-sai-gon