top-banner-2

Chân dung Doanh nhân Thứ tư, 27/02/2019, 11:30 GMT+7
Doanh nhân Nguyễn Tiến Dũng: làm CEO khó lắm, phải đâu chuyện đùa

Trước khi đưa cái tên YBM (Công ty CP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái) niêm yết trên sàn HOSE Tp.HCM, CEO Nguyễn Tiến Dũng đã từng đứng trước bờ vực phá sản, rơi vào cảnh nợ chồng nợ. Nam doanh nhân khẳng định: Làm CEO không đơn giản chút nào!

ceo-nguyen-tien-dung-1

Anh Nguyễn Tiến Dũng, Thành viên HĐQT, TGĐ Công ty CP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái

Trắc trở đường làm chủ

Anh Nguyễn Tiến Dũng sớm đam mê với kinh doanh từ bé. Thậm chí, anh xác định: Mình phải làm giám đốc. Vì vậy, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, anh Dũng đã xin vào làm nhân viên kinh doanh ở một công ty chuyên sản xuất đệm mút để lấy kinh nghiệm và có cơ hội thực hiện mục tiêu của mình. Vốn được đào tạo bài bản, lại thêm sự năng nổ, nhiệt tình và quyết tâm, anh Dũng nhanh chóng được giao vị trí giám đốc chi nhánh Hà Nội, rồi Lạng Sơn. Tại nơi các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, anh đã chớp cơ hội, tự kinh doanh nông sản ở quy mô nhỏ, nhưng không thành công. Nhưng cũng nhờ thế mà anh Dũng có thêm những kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, đồng thời nhận ra rằng: Thương trường là nơi không phải ai cũng có thể tồn tại.

Anh Dũng chia sẻ: “Kinh doanh thực sự khó khăn và nhiều chông gai hơn tôi vẫn nghĩ. Trải qua thất bại, đã có lúc, tôi từ một người tự tin ở năng lực thiên bẩm về kinh doanh trở nên tự ti và chán nản”.

Sau khi làm ăn thua lỗ, anh Dũng đã “lui về ở ẩn” một thời gian. Thậm chí, anh chấp nhận gác lại giấc mơ làm giám đốc của mình để vào làm ở một cơ quan nhà nước. Tại đây, anh Dũng học hỏi được nhiều điều từ quản lý các cấp, từ đó anh tự điều chỉnh suy nghĩ, hành động, tác phong của mình trở nên chuẩn mực hơn. Và sau 6 năm, nhận thấy thời cơ đã đến, anh quyết tâm “dứt áo” rời khỏi nơi được cho là mơ ước của nhiều người vì ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến, chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình làm lại ông chủ.

Như hổ được thả về rừng, anh Nguyễn Tiến Dũng một lần nữa được mặc sức thể hiện khả năng làm kinh doanh. Kiến thức và kinh nghiệm đã sớm đưa anh trở thành TGĐ của Công ty CP Bột Talc miền Bắc, sau này đổi tên thành Công ty CP Khoáng sản Công nghiệp miền Bắc. Anh Dũng được biết đến là một CEO giỏi kiếm tiền, khi liên tục mang lại lợi nhuận khủng cho công ty.

Nhưng, khó khăn chưa dừng lại ở đó.

Vượt khó để thành công
Theo nam doanh nhân, khai thác mỏ là lĩnh vực đầy rủi ro. Bởi vậy, dù đã khảo sát cẩn thận, vẫn khó tránh được tình trạng không đảm bảo chất lượng để phục vụ công trình. Đó cũng là ngần ấy lần CEO Nguyễn Tiến Dũng phải đứng trước bờ vực phá sản, vì nợ ngân hàng, nợ vốn huy động từ nhân viên,…

Anh Dũng kể lại, đó là năm 2012, Công ty CP Khoáng sản Công nghiệp Miền Bắc đang rất phát triển và đứng trước nhiều cơ hội mở rộng quy mô. Trên đà thắng lợi, công ty xin mỏ mới, huy động vốn, tái định cư dân, xây dựng hạ tầng cơ bản, trang bị máy móc và nhân lực để tập trung khai thác bột Talc. Nhưng hai lần đầu tư lớn là hai lần kế hoạch phá sản khi tất cả các mỏ mở ra, trữ lượng và hàm lượng đều không đạt yêu cầu. “Bao nhiêu vốn liếng, lợi nhuận đổ ra sông ra biển. Nợ ngân hàng chồng chất. Cổ đông bán tháo vốn, công nhân bỏ việc. Tôi phải quay quả chèo chống, vừa lo lương giữ thợ, tăng cường khai thác mỏ cũ để tăng thu nhập, tìm cách khoanh nợ, giãn nợ ngân hàng, nỗ lực hết sức mới cứu được công ty”, CEO Nguyễn Tiến Dũng kể lại quãng thời gian khó khăn.

Kịch bản một lần nữa lặp lại, khi doanh nghiệp quyết định đầu tư mạnh mẽ để chuyển sang khai thác đá vôi. Vậy là lần thứ ba, anh Dũng rơi vào cảnh nợ chồng nợ, bán công ty cũng chẳng ai mua, mà có bán cũng chẳng bớt được bao nhiêu phần nợ. Phải rất nỗ lực, mất ăn mất ngủ, thậm chí nhiều ngày tháng đi khắp các tỉnh từ miền Trung ra miền Bắc để tìm mỏ và khoáng sản khác, phân tích kỹ lưỡng, cũng như thuyết phục các cổ đông,.... CEO Nguyễn Tiến Dũng mới vực dậy được doanh nghiệp, và đưa Công ty CP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái bước sang một trang mới.

Giờ đây, Công ty đã nằm trong top đầu Việt Nam về khai thác, sản xuất và chế biến bột đá CaCO3 chất lượng cao phục vụ công nghiệp nhựa, sơn, giấy, cao su… với 4 nhà máy và hơn 200 công nhân. Nhưng, điều tự hào nhất là vào ngày tháng 8/2018, Công ty Công nghiệp Khoáng sản Yên Bái chính thức niêm yết 12,99 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã YBM.

ceo-nguyen-tien-dung-2

Lễ trao quyết định niêm yết và chào mừng ngày giao dịch chính thức cổ phiếu YBM

Đây là những thông tin mới nhất được CEO Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ trong chương trình CEO – Những câu chuyện thật trên VTV1(Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng gia Media Group và Thời trang Owen thực hiện). Ngoài tiêu thụ ở thị trường trong nước, anh cũng cho biết, dự kiến sắp tới, sản phẩm của Công ty sẽ được xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Srilanka…

ceo-nguyen-tien-dung-3

CEO Nguyễn Tiến Dũng và các khách mời trong chương trình "Những câu chuyện thật" trên VTV1

PV

Theo ấn phẩm Kết nối doanh nhân


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

hoa-moc-thien

e-banner-wedding-2

hoa-moc-thien-2

E-banner-Dim-Sum-Weekend-01

viettien

metro-sai-gon